Điêu khắc ứng dụng

Điêu Khắc là gì

10/07/2014
Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật được con người tạo dựng từ thời cổ xưa và phát triển cho đến ngày nay, nó luôn được quan tâm trong đời sống tinh thần và ở rất nhiều khía cạnh nghệ thuật...
 

Điêu khắc là gì?

    Điêu khắc là tác phẩm nghệ thuật ba chiều (không gian XYZ) được trực tiếp từ con người hoặc máy công cụ (gián tiếp) tạo ra bằng cách tạo hình (mang tính ước lệ) hoặc kết hợp vật liệu như kim loại, đá, thủy tinh, hoặc gỗ, thạch cao, cát, Polyme.. Công việc Điêu khắc được thực hiện bằng cách loại bỏ như khắc, hoặc họ có thể lắp ráp như đắp, hàn, làm cứng như đúc, làm nổi như gò...Người thực hiện việc Điêu khắc có thể được gọi là Nghệ Nhân, Sculptor, sản phẩm thu được là tác phẩm điêu khắc. Trang trí bề mặt tác phẩm Điêu khắc bằng sơn, dát hợp kim có thể được áp dụng.

 
Nghệ thuật Điêu khắc Tượng gỗ người Việt
 

Phân loại trong Điêu khắc gồm: Phù điêu & Tượng

  1. Phù điêu: Là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài- rộng là thực, còn phần nổi mang tính ước lệ về khối. Nó được thể hiện trên nền mặt phẳng, là sự gắn kết hình khối với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo hình trên nó.

Phù điêu Chương ghế Rồng ở Huế

 

2. Tượng: Là hình thức biểu diễn khối trong không gian 3 chiều để thể hiện ý tưởng của tác giả, ngôn ngữ của điêu khắc cơ bản là mảng khối mang tính chân thực.

 

Tượng gỗ Song Mã- Thần Tài- Chim Công

 

Các phương pháp tạo hình cơ bản:

  • Tạc

  Tạc là một phương pháp tạo hình khối mà trong đó người Nghệ nhân thao tác chủ yếu trên các vật liệu rắn như đá, gỗ,... để tạo hình. Ở phương pháp này, người Nghệ nhân chủ yếu dùng Búa, dùi & đục để loại bỏ những "phần thừa" trên vật liệu nhằm tạo ra một sản phẩm như mong muốn.

 
  • Nặn

  Đất cũng là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn. Đất nặn thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm điêu khắc như gốm, hoặc có thể đúc thành khuôn.

 
  • Đúc

  Đúc là phương pháp sử dụng khuôn mẫu có sẵn do chế tác, sau đó dùng chất liệu lỏng hoặc nấu chảy lỏng đổ vào khuôn, sau khi đông đặc, người nghệ nhân sẽ tháo bỏ lớp khuôn bên ngoài ra và thu được tác phẩm đúc.

  Các chất liệu đúc:

  • Đồng, nhôm, gang,...

  • Thạch cao, xi măng, nhựa

  • Đồ gốm cũng có thể đúc, người ta còn gọi là đổ rót và in đất.

 

Gò là phương pháp sử dụng dụng cụ tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người Nghệ nhân mong muốn. Chất liệu cho gò là kim loại được cán mỏng.

 

Top
0.86759 sec| 629.398 kb